top of page
trungnguyen9

Ta có hiểu lầm về tư duy phát triển? - Tư duy phát triển trong dạy học (3)



Định nghĩa - Tư duy phát triển (growth mindset) và Tư duy cố định (fixed mindset)


Tư duy phát triển (growth mindset) là niềm tin rằng nỗ lực sẽ giúp bản thân phát triển từng ngày, bất kể rằng xuất phát điểm của ta có thuận lợi hay không, bất kể rằng ta có tự nhận định là mình thuộc nhóm “thông minh bẩm sinh” hay phải “cần cù bù thông minh”.


Khác với tư duy phát triển (lưu ý là “khác”, chứ không hẳn là “đối lập”), tư duy cố định (fixed mindset) là niềm tin rằng khả năng của một người phụ thuộc vào trí thông minh của họ, và trí thông minh này thì được định sẵn và không thay đổi được.


*Đọc thêm về 02 nhóm tư duy trên tại đây: https://files.eric.ed.gov/fulltext/EJ1051129.pdf


 

Hiểu lầm


Một số nhận định có phần sai lệch so với tinh thần đúng của tư duy phát triển (TDPT) thường gặp có thể kể đến:

TDPT chỉ chú trọng vào nỗ lực của học trò.
Phong cách giảng dạy có ứng dụng TDPT là chỉ cần nhìn vào những điểm tích cực của Con.

Vậy thì ta nên nhìn nhận về những nhận định trên như thế nào?



1. Tư duy phát triển ≠ "100% chỉ có nỗ lực"


Nếu chỉ động viên học trò vì đã cố gắng mà không có thêm những lời khuyên khác, những lời động viên này dễ trở nên sáo rỗng và để học sinh rơi vào trạng thái “Mình có cố gắng như vậy là đủ quá rồi.”


Thay vì vậy, Carol Dweck (nhà nghiên cứu của Đại học Harvard, người đã sinh ra khái niệm TDPT), đã chỉ ra rằng:


Sau mỗi lời động viên, các Con rất cần ít nhất một lời tư vấn về “chiến lược hành động” để cải thiện việc học cho lần sau - hay đơn giản là để đi lên từ khuyết điểm hiện tại của bản thân.

⇒ TDPT = Nỗ lực + Động viên + “Chiến lược hành động”


Một ví dụ về lời động viên ta có thể dành cho học trò mình:


Rất tốt, em đã cố gắng rồi. Từ giờ, cô sẽ cùng em tiến lên - bắt đầu từ vị trí hiện tại của em nhé!



2. Tư duy phát triển ≠ "Chỉ tập trung vào ưu điểm của Con"


Khi mà khái niệm TDPT bắt đầu được biết đến nhiều hơn, nếu không cẩn thận, ta sẽ rất dễ bị rơi vào chiếc bẫy “chỉ khen” - ta khen Con rằng đã cố gắng, ta bảo Con rằng “Ai cũng thông minh, Con cũng vậy” mà quên mất rằng: Con cũng cần được chỉ thẳng những khuyết điểm của bản thân, một cách thẳng thắn và đầy tôn trọng.


Suy cho cùng, nếu phút trước, ta còn khen Con vì những nỗ lực của bản thân mà không chỉ ra những khuyết điểm, vài phút sau ta lại “Nào, cùng nghĩ cách để cải thiện nhé!”. Liệu Con có bị mơ hồ bởi “Ơ, vậy những khuyết điểm cần cải thiện của Con là gì?”


⇒ TDPT góp phần thu hẹp khoảng cách năng lực, thay vì để chối bỏ khoảng cách ấy. Để làm được điều này, học trò cần học được cách thừa nhận và đối diện với những mặt hạn chế của bản thân.



*Đọc thêm về bài phân tích đầy đủ về những nhận định sai lầm trên:

  • https://www.stem.org.uk/system/files/community-resources/2016/06/DweckEducationWeek.pdf

  • https://www.theatlantic.com/education/archive/2016/12/how-praise-became-a-consolation-prize/510845/


 

KẾT


Quá trình học tập chỉ thực sự diễn ra khi học trò ta được quyền “chật vật” và cảm thấy “rối bời” trong tư duy, và không nản chí mà thay vào đó, tiếp tục suy nghĩ cho đến khi hiểu thật sâu những gì được học. Có thể nói, nếu như rèn luyện tư duy phát triển là một quá trình của học trò, thì những người làm nghề “trồng người” cũng nên tự kiên nhẫn và theo dõi quá trình đó của các con.


HÃY:

  • Cho các con được mắc lỗi sai

  • Động viên các con về những nỗ lực của bản thân, và chỉ ra cho con những tiềm năng phát triển của bản thân

  • Đánh giá sự phát triển của con dựa trên cả một quá trình, thay vì chỉ tại một (vài) thời điểm nhất định



*Cùng xem video ngắn về một ngôi trường sử dụng TDPT trong dạy học được tổ chức Teach For All đề xuất: https://www.youtube.com/watch?v=DKM6QwQpe3g


*Đọc thêm:



3 views0 comments

Comments


bottom of page