top of page

Tư duy phát triển có ích gì? Rèn luyện như thế nào? - Tư duy phát triển trong dạy học (1)


Đâu là chiếc “bẫy” tư duy mà các con - bất kể thứ hạng trong lớp - đều có thể “sập”?

Đâu là nguồn lực để các con tự vươn lên từ những chiếc “bẫy” đó?


 

Tư duy phát triển (growth mindset) và Tư duy cố định (fixed mindset)


Tư duy phát triển (growth mindset) là niềm tin rằng nỗ lực sẽ giúp bản thân phát triển từng ngày, bất kể rằng xuất phát điểm của ta có thuận lợi hay không, bất kể rằng ta có tự nhận định là mình thuộc nhóm “thông minh bẩm sinh” hay phải “cần cù bù thông minh”.


Trong môi trường dạy - học, khi một đứa trẻ đang ở mức điểm 2/10 cố gắng đạt được 5/10 trong một học kỳ, hay một học sinh xuất sắc ở một môn học liên tục mày mò kiến thức mở rộng của mô, những đứa trẻ đó đều đang rèn luyện “tư duy phát triển”.


Tư duy phát triển (growth mindset): niềm tin rằng nỗ lực sẽ giúp bản thân phát triển từng ngày.

Khác với tư duy phát triển (lưu ý là “khác”, chứ không hẳn là “đối lập”), tư duy cố định (fixed mindset) là niềm tin rằng khả năng của một người phụ thuộc vào trí thông minh của họ, và trí thông minh này thì được định sẵn từ lúc sinh ra và không thay đổi được.


*Đọc thêm về 02 nhóm tư duy trên tại đây: https://files.eric.ed.gov/fulltext/EJ1051129.pdf


 

Hiệu quả mà TDPT đem lại cho người học?


Khi phát triển được tư duy phát triển, phần lớn người học sẽ có xu hướng cố gắng và nỗ lực nhiều hơn để đạt được thành quả cao hơn ngày hôm qua. Việc này đặc biệt có tác dụng tích cực với các học sinh còn nhiều khuyết điểm cần cải thiện, và cả những học sinh “top” đầu trong lớp.


Ngoài ra, mối liên hệ mật thiết giữa TDPT và tính lì đòn (grit) – một yếu tố quan trọng của tinh thần phấn đấu và tự vươn lên (Duckworth, 2013) – cũng được các nhà nghiên cứu giáo dục (như Hochanadel và Finamore, 2015) tìm ra.


Tính lì đòn được rèn luyện khi Con dám tái định nghĩa "thất bại" thành "sắp về đích".

Chính vì vậy, để trui rèn cho học trò ta trở thành những “chiến binh” có thể làm chủ kiến thức và không ngừng vươn lên, ta có thể chọn tư duy phát triển làm một trong những hạt giống quan trọng nhất.


 

Thực hành


Những lời động viên tưởng chừng vô thưởng vô phạt nhưng nhiều lúc có sức ảnh hưởng tới việc rèn luyện tư duy phát triển của Con hơn ta nghĩ. Ta có thể vì muốn bảo vệ sự tự tin và lòng tự tôn của Con mà đưa ra những lời khen và động viên không hiệu quả.


Niềm tin rằng mình đủ thông minh rồi/kém thông minh lắm chính là một trong những chiếc “bẫy” tinh thần kìm giữ sự phát triển của các con.


Tư duy phát triển chính là một trong những “đòn bẩy” nội lực mạnh nhất và bền bỉ nhất để các con tự mình thoát khỏi những chiếc “bẫy” trên.

Ta cùng xem qua một số ví dụ về cách động viên Con dưới đây nhé. (*)





*Nguồn: https://www.stem.org.uk/system/files/community-resources/2016/06/DweckEducationWeek.pdf

*Biên dịch: IEG Foundation


*Đọc thêm:



3 views0 comments
bottom of page