top of page

Ví dụ hoạt động POGIL môn Sinh học


Đây là giáo trình mẫu cho một bài giảng theo phương pháp POGIL.


 


Sinh vật nhân sơ và Sinh vật nhân thực

Liệu mọi tế bào có đều có cùng cấu trúc không?


Liên tưởng bài học và thực tế một chút nhé!


Căn hộ chức năng là loại căn hộ chỉ có một phòng. Trong căn phòng này, ta có thể ăn, ngủ, tắm, và tiếp đón bạn bè. Đây là cấu trúc nhà ở dành cho lối sinh hoạt đơn giản – mọi hoạt động đều được gói gọn trong một không gian nhỏ.


Biệt thự là một trường hợp ngược lại – trong biệt thự có rất nhiều phòng, mỗi phòng lại có một chức năng riêng: phòng ngủ, phòng tắm, phòng ăn, nhà bếp, phòng đọc sách, phòng kho, phòng khách, vân vân. Cấu trúc nhà ở có sự phân hóa phức tạp với nhiều phòng có chức năng khác nhau.


Trong bài này, chúng ta sẽ cùng học về 2 loại tế bào: một loại có cấu trúc một phòng đơn giản như “căn hộ chức năng”, và một loại có cấu trúc phức tạp như một “căn biệt thự”.



Mô hình 1 - 3 loại tế bào vi khuẩn



1. Mô hình 1 mô tả 03 loại hình thái của vi khuẩn: hình cầu (coccus – hay sphere), hình xoắn (spirillum), hay hình que (bacillus – hay rod). Hãy ghép tên của mỗi loại hình thái với hình phù hợp trong mô hình 1.


2. Trong mỗi tế bào vi khuẩn có các dấu chấm nhỏ. Các dấu chấm này đại diện cho cái gì?


3. Tên gọi của lớp vách ngoài cùng bao quanh mỗi tế bào là gì?


4. DNA được mô tả như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì?


5. Các cấu trúc bên trong của một tế bào vi khuẩn được bao quanh bởi môi trường chất gì?


6. Một trong các vi khuẩn ở Mô hình 1 có cấu trúc có hình dạng như một chiếc đuôi.

a. Cấu trúc này có tên gọi là gì?

b. Cấu trúc này có vai trò gì?

c. Từ các câu trên, cùng nghĩ: chuyện gì sẽ xảy ra nếu hai loại cấu trúc vi khuẩn còn lại không có cấu trúc có hình dạng như chiếc đuôi này?



 

Mô hình 2 – Tế bào động vật và Tế bào thực vật



7. Hãy liệt kê ít nhất 3 điểm khác biệt về cấu trúc (ngoài hình dáng) giữa tế bào động vật và tế bào thực vật trong mô hình 2.


8. DNA của từng tế bào nằm ở đâu trong mô hình 2?


9. Trong mô hình 2, cả hai tế bào có đều có nhân (nucleus) hay không?


10. Hãy liệt kê (các) cấu trúc cấu tạo nên vách ngăn giữa phần trong và phần ngoài của mỗi tế bào trong mô hình 2.


11. Điểm khác nhau về vách ngăn ngoài cùng giữa tế bào thực vật và tế bào động vật là gì?


12. Thảo luận nhóm: Giữa mô hình 1 và 2, mô hình nào có các tế bào có cấu trúc phức tạp hơn? Hãy nêu ít nhất 3 lý do.


 

Mô hình 3 – Các so sánh về cấu trúc



13. Từ bảng ở mô hình 3, hãy giải thích ý nghĩa của từ “nhân sơ”


14. Từ “nhân thực” có nghĩa là gì?


15. Từ các định nghĩa trên, hãy ghép các tên “nhân sơ” và “nhân thực” vào mô hình 1 và mô hình 2 sao cho thích hợp.


16. So sánh giữa mô hình 1 và mô hình 2: các cấu trúc nào đều xuất hiện trong tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?


17. Các điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là gì?


18. Dựa vào mô hình 1 và 2 để hoàn thành bảng sau bằng cách điền “Có” hoặc “Không” vào từng ô.


19. Thảo luận: hãy định nghĩa “tế bào nhân sơ”.


20. Thảo luận: hãy định nghĩa “tế bào nhân thực”.


21. Hoàn tất câu sau: “Tất cả các tế bào không giống nhau bởi vì…”

Lưu ý: Mỗi thành viên trong nhóm bắt buộc phải đóng góp một câu hoàn chỉnh. Các từ “nhân sơ” và “nhân thực” bắt buộc phải được sử dụng.


22. Thảo luận nhóm: ở đầu bài học, chúng ta có một liên tưởng hình tượng giữa căn hộ chức năng và biệt thự các tế bào. Liên tưởng hình tượng này áp dụng cho cấu trúc tế bào như thế nào? Hãy liệt kê các ý kiến mà nhóm em đồng ý.


23. Sự khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực ảnh hưởng như thế nào đến chức năng của hai loại tế bào này? Giải thích chi tiết.


24. Dựa vào các chi tiết đã học được, em hãy: nghĩ ra một liên tưởng hình tượng khác để mô tả sự khác biệt giữa các tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.


25. Hoàn tất bảng sau bằng cách mô tả chức năng và cấu tạo của từng tế bào.



 



1 view0 comments
bottom of page