top of page

Pioneering Educators Network (PEN)





PEN - Mạng lưới các nhà hoạt động giáo dục tiên phong


2019 là năm đầu tiên Đại học Fulbright Việt Nam Quỹ phát triển Giáo dục IEG Foundation tổ chức một hội thảo đào tạo thực hành dành cho các nhà giáo ưu tú đến từ khắp cả nước, mang tên PEN (Pioneering Educators Network).


Trong khoá đào tạo đầu tiên 2019 này, Ban tổ chức rất vui mừng chào đón hơn 100 Quý Thầy Cô từ 24 tỉnh thành đã hết lòng vì học trò thân yêu của mình và hoàn thành khoá học với đầy ắp ý tưởng và năng lượng tích cực.


Đến với PEN, các thầy cô được:

  • cập nhật các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục & các lĩnh vực liên quan,

  • nắm bắt những xu thế giáo dục tiên tiến trên thế giới,

  • thực hành các phương pháp giáo dục và dạy học đột phá,

  • kết nối và hợp tác với các nhà làm giáo dục Việt Nam và quốc tế,

  • ​trở thành học giả PEN FELLOW để không ngừng trau dồi chuyên môn.



Các chủ đề được phân tích và trực tiếp thực hành bao gồm:


  • Năng lực học chủ động (Active learning)

  • Năng lực tò mò (Curiosity)

  • Phương pháp biểu đạt trong giảng dạy (Writing and Thinking in Teaching)


Với sự dẫn dắt bởi các chuyên gia:


TS. Nguyễn Chí Hiếu

Tiến Sỹ Đại học Stanford

MBA Đại học Oxford

CEO & Sáng lập IEG Foundation


TS. Ian Bickford

Tiến Sỹ City University of New York

Thạc Sỹ Đại học Stanford

Hiệu trưởng & Phó Chủ tịch ​Đại học Fulbright Việt Nam


TS. Ryan Derby-Talbot

Tiến Sỹ Đại học Texas

Giảng viên Đại học Quest Canada

​Ban quản lý Đại học Fulbright Việt Nam



24 tỉnh thành có mặt tại PEN 2019:


Bà Rịa - Vũng Tàu Bến Tre Bình Định Bình Dương Bình Phước Cần Thơ Đà Nẵng Ðắk Lắk Đồng Tháp Hà Nội Hải Phòng Hồ Chí Minh Hòa Bình Khánh Hòa Kon Tum Lào Cai Long An Nam Định Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Thái Nguyên Thừa Thiên - Huế



Hãy cùng lắng nghe những tâm sự Ban tổ chức ghi nhận được từ các Học giả PEN 2019 thân yêu:


Những luận điểm mà TS Hiếu đưa ra rất có sức thuyết phục, thực sự chạm đến được "trái tim" của người nghe. Sau khi nghe các luận điểm đó, mình cảm thấy có lỗi vì trong quá trình dạy có lúc này lúc khác mình đã vô tình giết chết óc tò mò của học sinh.

Giá trị truyền cảm hứng thực sự rất rõ nét. Với riêng tôi trên đường bay ra Hải Phòng tôi đã suy nghĩ để hình thành giáo án đầu tiên để thử nghiệm những điều được lĩnh hội trong tháng sau khi mùa thi học kỳ kết thúc!

Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi cũng nhận ra phần nào sự thụ động hóa tăng dần theo thời gian của các em học sinh mà mình dạy. Nếu như lớp 10, các em vẫn "mang màu sắc" của học sinh trung học cơ sở, phát biểu khá sôi nổi thì đến lớp 12, tuyệt đại đa số các em không hề phát biểu dù cho giáo viên có hỏi cách nào. Nhiều đồng nghiệp thường đổ lỗi cho các em. Tuy nhiên, bản thân tôi nhận ra đâu đó trách nhiệm từ phía mình. Nhưng đáng tiếc tôi chỉ dừng lại ở mức nhận thấy vấn đề chứ chưa đi sâu tìm tòi căn nguyên của nó. Qua chia sẻ của thầy Hiếu, tôi đã vỡ lẽ ra nhiều điều. Kết hợp với phương pháp biểu đạt của thầy Ian, tôi thật sự ấn tượng với những thay đổi từ phía các em, chỉ từ một chút thay đổi của giáo viên. Điều này càng làm tôi có thêm động lực để vận dụng nhiều hơn những gì được tiếp thu từ PEN cũng như nghiên cứu mở rộng thêm các tài liệu mà PEN đã chia sẻ. Các phương pháp thầy Ryan đã chia sẻ trong tương lai gần cũng sẽ hỗ trợ tôi rất nhiều trong công tác hướng dẫn các em làm đề tài về STEM, đang nổi lên như một hướng đi mới, tiếp cận thế giới của Việt Nam.


Sứ mệnh của PEN là đem đến những kiến thức nghiên cứu giáo dục và hội thảo đào tạo đột phá, thiết yếu, thực tiễn cho các nhà làm giáo dục ở Việt Nam và trong khu vực.


Các kiến thức và tài liệu về phương pháp đào tạo này sẽ được chia sẻ cho quý Thầy Cô miễn phí.


Hãy cùng đồng hành với PEN để mỗi người học trò của chúng ta được phát triển tốt hơn từng ngày!


 

Chi tiết

Facebook:


 


1 view0 comments
bottom of page