top of page

Thời đại số, nhà giáo nằm ở đâu?


Khi vai trò của công nghệ thông tin trong dạy và học ngày càng nhiều, vị trí người nhà giáo dịch chuyển như thế nào?


Những lỗ hổng được công nghệ “lấp” vào


Nhờ hoặc tại COVID, nhiều thay đổi đã đến một cách không thể tránh khỏi đến tất cả khía cạnh cuộc sống của con người. Giáo dục cũng không ngoại lệ.


Trong thời gian đại dịch Covid-19 lên đỉnh điểm, những “lớp học Zoom”, Google Classroom, “lớp học Meet”, “học online”,... rồi cũng từ những thuật ngữ xa lạ trở thành ngôn ngữ thông dụng với Thầy Cô lẫn Học trò, đến cả Gia đình ngồi học theo Con qua chiếc màn hình vi tính.


e-Conomy SEA Report 2020
Nguồn: https://economysea.withgoogle.com/

Theo báo cáo về Tình hình Kinh tế Trực tuyến của toàn Đông Nam Á (thực hiện bởi Google, Bain, & Temasek), ngành Giáo dục đã có những bước đầu để vận dụng công nghệ vào mô hình dạy học vốn chỉ xoay quanh lớp học truyền thống.


Các lớp học nay đã có thể “giải phóng" Thầy Cô khỏi việc chấm điểm và trả kết quả cho cả hàng ngàn học trò cùng một lúc. Bảng điểm gởi tận tay Phụ huynh qua ứng dụng cầm tay kèm các nhận xét về học lực. Các Group chat Zalo của mỗi lớp học kết nạp mấy chục PH để thông báo Việc học hành, Tin tức mới nhất, lẫn giải đáp mọi thắc mắc của Cha Mẹ mà không cần chờ đến các buổi họp Cha Mẹ Học Sinh định kỳ. Kết nối với Học sinh không còn ở trên lớp mà ở những Group trên Mạng xã hội.


Ngày hôm nay, các Thầy Cô sẽ nhận được “thiệp" chúc 4.0 qua những dòng cảm ơn, tin nhắn từ học trò ở xa qua Facebook, Viber. Tâm thư qua Email hay 1 bài blog. Và những tấm hình đăng tri ân những Người Lái đò đã không còn bên ta nữa...





Những lỗ hổng chỉ có thể được “lấp” bởi người lái đò


Đằng sau phấn trắng bảng đen, học liệu qua Powerpoint, giấy trắng mực đen, các Thầy Cô có nhiều công cụ hơn nhưng cũng nhọc sức không kém để theo kịp thời đại 4.0 vốn dĩ đã luôn chạy nhanh hơn ngành vốn được cho rằng của Con người và chỉ Con người.

Công nghệ vẫn chưa giải quyết thấu đáo những vấn đề về Động lực, khi mà các con rất hay mất tập trung. Công nghệ giáo dục tập trung vào việc Gamification (tạm dịch: Áp dụng các quy tắc trò chơi để tạo động lực) còn hạn chế về mặt triển khai thực tế.


Công nghệ muốn có cũng vẫn cần hạ tầng và liệu gia đình các Con có đủ chi phí để có một chiếc điện thoại thông minh, và internet đủ để tải và nghe rõ lời Thầy Cô ở vùng sâu vùng xa.


Công nghệ để giúp các Con gắn kết và làm nhóm vẫn còn cần cải thiện rất nhiều.


Suy cho cùng, cách chúng ta và các con học là cách của Người học.


Xoay quanh trải nghiệm học đó và các công cụ vẫn là Người Thầy, Người Cô thâu đêm cập nhật các tính năng, tải về các học hiệu, chắt lọc tri thức giữa đại dương Internet, và cô đọng chúng theo cách tốt nhất để các Con học, hiểu & áp dụng được. Trực tuyến hay tại lớp.
Xoay quanh trải nghiệm học đó và các công cụ vẫn là Người Thầy, Người Cô nhìn thoáng qua học trò mình và biết “Hôm nay Con buồn?” hay “Học thi mệt quá là hay ngủ gật lắm nè” mỗi khi có trò chống cằm ngủ gật.

Thời đại 4.0 này làm tất cả chúng ta mong muốn gặp nhau và gần nhau nhiều hơn.

Công nghệ sẽ vẫn còn có rất nhiều chỗ đứng trong đời sống của Ta và Con.

Nhưng vai trò của người Thầy Cô & Cha Mẹ là bất biến.

Tinh thần tự lực tự chủ là đòn bẩy để giúp con lĩnh hội tri thức và trải nghiệm đời thực.


Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến thế hệ Thầy Cô 4.0 vẫn đang truyền lửa đến những thế hệ đặc biệt nhất, trưởng thành qua những bàn phím và màn hình. Vẫn trở thành những Học trò ấm áp tình cảm, thông thái, và đôi khi còn hóm hỉnh chỉ các Thầy Cô vận hành một lớp học online sao cho hấp dẫn và vui nhất!


Đội ngũ IEG Foundation





1 view0 comments
bottom of page