top of page

Học toán không khó, nhưng xây dựng niềm tin thì có


Năm 2014, vào lần đầu tiên tôi đứng lớp môn Toán, sau khi giới thiệu bản thân, tôi đã yêu cầu học sinh giơ tay nếu như con yêu môn toán. Các con có vẻ bối rối trước câu hỏi của tôi, vì vậy tôi đã lặp lại câu hỏi một lần nữa. Sau vài tiếng cười khúc khích, hai trong số 24 học sinh trong lớp giơ tay. Ngay sau đó, khi tôi hỏi ai là người không mong đợi môn toán nhất năm nay, 22 cánh tay còn lại lập tức đưa lên và bỗng cả lớp tràn ngập trong tiếng cười. Nhiều năm sau, tôi vẫn giữ thói quen này vào ngày đầu tiên của lớp trong năm học cũng như trong các chương trình bồi dưỡng mùa hè. Có một điều tôi nhận thấy sau thời gian qua– các học sinh của tôi không thích môn toán.


Nhưng điều này khiến tôi ngạc nhiên. Hóa ra học sinh không sợ toán vì các con sợ những phân số, phép chia phức tạp hay bài giải phương trình. Thay vào đó, các con đang thiếu lòng tin:


Học sinh muốn biết giáo viên sẽ sẵn sàng đồng hành cùng mình, cũng như dạy mình cách tìm ra giải pháp và sẽ không chì chiết mình khi lỡ ra kết quả sai.


Ngày nay, các con muốn được học trong một môi trường phản ánh văn hóa và bản sắc của từng cá nhân, hơn là một lớp truyền thống củng cố hệ thống phân cấp chủng tộc.

Để xây dựng lòng tin với các con, các nhà giáo dục phải trở nên sáng tạo và linh hoạt hơn trong cách họ trình bày môn Toán cho học sinh và cho phép gia đình của con cùng tham gia học và dạy. Dưới đây là một số quan điểm của tôi về việc thay đổi cách chúng ta tiếp cận môn Toán.




Thiết lập lòng tin trong việc giảng dạy Toán


Toán học có mối liên hệ sâu sắc với ý thức về bản thân của học sinh vì môn học này yêu cầu các con phải mạo hiểm và không thể tránh khỏi việc mắc lỗi. Tuy vậy không phải tất cả học sinh đều có sự chuẩn bị cho thử thách đó. Do đó, thầy cô môn toán cần tạo ra không gian học tập vừa khẳng định và thúc đẩy, vừa tạo cơ hội cho học sinh tự mình, hoặc hợp tác để giải quyết vấn đề.


Các thầy cô không nên tập trung vào việc tăng cường tư duy phản biện, hiệu quả và sự cộng tác mà còn phải thể hiện được sự đồng cảm với các con.


Hãy thiết lập lòng tin với học sinh bằng cách:

  • Hãy tham khảo mối quan hệ mà các con có với (các) giáo viên toán trước đây của con.

  • Thu hút các con tham gia vào các cuộc trao đổi ngoài lớp về sở thích, văn hóa và niềm tin của bản thân.

  • Hãy đưa những câu hỏi toán học vào ngữ cảnh mà các con thấy quen thuộc để tạo ra mối liên hệ sâu sắc hơn giữa toán học và đời sống.


Giúp gia đình tham gia quá trình học Toán


Các thầy cô có thể cảm thấy thật rối trong việc gây dựng mối quan hệ bền vững với học sinh, và cả gia đình của các con. Để có thể khởi tạo niềm tin ở nơi con trẻ và gia đình của con sẽ mất nhiều công sức hơn một vài cuộc điện thoại. Thầy cô phải tìm cho bản thân mình một kênh giao tiếp có ý nghĩa, nơi hai bên có thể trao đổi và tiếp nhận thông tin về tình hình học tập của các con một cách kịp thời. Sự đồng hành của gia đình được coi là nguồn lực lớn đối với thầy cô. Những gia đình quan tâm tới con cái có thể kèm cặp và học toán cùng với con mình tại nhà. Dưới đây là một số ý tưởng để tăng cường sự gắn bó trong gia đình và hỗ trợ xây dựng mối quan hệ bình đẳng và có sự tin tưởng giữa giáo viên, học sinh và cha mẹ:

  • Khảo sát

  • Tài liệu học tập trực tiếp dành cho phụ huynh như giấy ghi chú, giáo án bài giảng / nội dung, video hỗ trợ việc học

  • Lên lịch họp với phụ huynh ngoài khuôn viên trường học

  • Giới thiệu các dịch vụ giáo dục ở địa phương như dạy kèm miễn phí tại các thư viện, hoạt động bồi dưỡng và học tập cốt lõi tổ chức bởi các tổ chức phi lợi nhuận, các dự án phục vụ cộng đồng, cơ hội tìm việc làm, …

  • Tổ chức các sự kiện toàn trường về Toán học


Hãy nhớ rằng, nhiều gia đình muốn hỗ trợ các con của mình trong việc học Toán, nhưng có thể đã nhiều năm trôi qua và họ không nhớ chính xác nội dung những bài giảng, hoặc cách họ từng được dạy Toán đã lỗi thời. Với bổn phận là nhà giáo, thầy cô hãy cho phép cha mẹ tham gia và hỗ trợ một vài tiết Toán của bạn. Việc đầu tư công sức để giúp cả gia đình hiểu hơn về toán học không hề vô ích, vì điều này giúp bạn định nghĩa lại Toán học cho cả một cộng đồng.



Toán học – vượt qua định kiến


Giáo viên cần tránh việc tư duy phân đôi giữa “kỹ năng và ý chí”. Cả hai đều đóng vai trò của trong các phương pháp thực hành của thầy cô đối với cách thức mà học sinh và gia đình của con hiểu nội dung bài giảng. Thành tích của học sinh không chỉ được định nghĩa bằng khả năng hoàn thành bài tập của con, mà còn bằng sự nỗ lực để hoàn thành. Thực tế, tăng cường khả năng sư phạm của các thầy cô hoàn toàn có thể thay đổi cách các con xem và tương tác với nội dung bài giảng.

Một số tư duy mà các thầy cô dạy Toán có thể tham khảo:

  • Hãy tin rằng toán học trong lớp có sức ảnh hưởng ngoài sân trường.

  • Hãy kỳ vọng sự tiến bộ ở mọi học sinh và nhất quán trong các quy trình phản hồi. Thầy cô nên giúp các con tham gia vào các cuộc trò chuyện về sự tiến bộ của con và kết nối sự tiến bộ đó với nguyện tương lai trong ngành / nghề mà con muốn theo đuổi.

  • Hãy thích ứng với nhu cầu của tất cả học sinh và động viên con phản về việc giảng dạy của bạn và cách bạn hỗ trợ nhu cầu cá nhân của con. Thầy cô nên trao đổi thường xuyên với gia đình để mình hiểu hơn về các con. Điều này giúp thầy cô không quá thúc ép học sinh nếu con đang ở giai đoạn khó khăn trong cuộc sống.

  • Hãy khuyến khích văn hóa hợp tác trong lớp học, giúp học sinh nhận ra sức mạnh của cộng đồng và kĩ năng hợp tác, thay vì chú trọng vào cạnh tranh không lành mạnh.

Tất cả những lời khuyên trên sẽ giúp các con nhìn nhận bạn bè, gia đình và bản thân một cách tích cực hơn. Trong tương lai, nó còn giúp cải thiện cách con cộng tác và hỗ trợ việc học của nhau. Chính nhờ quá trình nhận thức về bản thân và tính nhân văn của những mối quan hệ giữa thầy và trò, các con sẽ hiểu được những cách mà toán học định hình thế giới của chúng và mở ra cho con những cánh cửa mới.


Tác giả: Kwame Adams Kwame Adams, Ed.M., là một giáo viên tại Boston, và là sinh viên khóa 2020 của trường Harvard Graduate School of Education. Kwame hiện đang làm quản lý chương trình và đã từng là một giáo viên Toán trung học cơ sở. Nghiên cứu của Kwame bao gồm cách thức xóa bỏ văn hóa cực đoan da trắng khỏi môi trường giáo dục, đề xuất giảm tải số học sinh phải vào trại cải tạo hành vi, và phương pháp giáo dục cũng như hướng dẫn cho học sinh da màu.

0 views0 comments
bottom of page