Học chủ động (active learning) là một trong 03 chủ điểm chính của PEN (Pioneering Educators Network) 2019 được dẫn dắt bởi TS. Ryan Derby-Talbot và TS. Samhitha Raj – Đại học Fulbright Việt Nam. Bài viết này sơ lược những ý chính về chủ điểm này và gợi mở một số câu hỏi đi kèm để các độc giả cùng suy ngẫm, bàn luận.
*Tìm hiểu thêm về PEN 2019
1) KHUNG LÝ THUYẾT NỀN
Học chủ động (active learning) là gì? Học thụ động (passive learning) là gì?
Chúng ta giả định điều gì khi khuyến khích cách học chủ động?
Học chủ động (active learning) là quá trình hình thành tư duy của học sinh mà trong đó, bản thân học sinh làm chủ việc xây dựng kiến thức và hiểu biết của mình thông qua các hoạt động trong lớp [1], thay vì học thụ động (passive learning) - nghe giảng và ghi nhớ một chiều các kiến thức được giáo viên truyền đạt [2], [3].
Nền tảng lý thuyết cốt lõi của học chủ động (active learning) là thuyết kiến tạo (“social constructivism”) [4] [5], được đề xướng bởi nhà Triết học Socrates, hai nhà Tâm lý học Piaget và Vygotsky [6], [7].
Hay nói cách khác, với định nghĩa về việc học chủ động/thụ động nêu trên, thì có thể thấy rằng, tư tưởng khuyến khích việc học chủ động được “chỉ đạo” bởi giả định rằng:
Học sinh không hình thành kiến thức chỉ bằng cách thu nạp lời giảng của giáo viên; thay vào đó, kiến thức chỉ được chuyển hóa thành “hiểu biết” của riêng từng cá nhân khi học sinh được tương tác với cộng đồng xung quanh (bao gồm bạn học, giáo viên, những cơ hội thực hành thực tế để kiểm chứng kiến thức,…).
Do đó, qua lăng kính “kiến tạo” (social constructivism), các hoạt động nhóm có tính tương tác cao được ưa chuộng trong các hoạt động đề cao việc học chủ động.
CÂU HỎI THẢO LUẬN/GÓC CHIA SẺ:
a. Đâu là yếu tố dẫn đến sự chuyển giao từ giai đoạn chuộng cách dạy đọc-chép và cách dạy khuyến khích học chủ động?
b. Có ý kiến cho rằng: “Việc ưu tiên các hoạt động nhóm có thể là trở ngại cho những em quen với cách học tổng kết kiến thức qua việc suy ngẫm trong im lặng và một mình”. Dựa trên quan sát thực tế dạy học của mình, Quý Độc giả nghĩ thế nào về ý kiến này? Nếu đồng tình, thì Quý Độc giả có suy nghĩ như thế nào về việc áp dụng cách học chủ động trong lớp học?
*Đọc tiếp phần 02: Học chủ động (Active learning) (2) - Hoạt động dạy học & công cụ
Nguồn bài viết
[3] Bonwell, C., & Eison, J. (1991). Active learning: Creating excitement in the classroom. AEHE-ERIC Higher Education Report No.1. ED340272. Washington, DC: Jossey-Bass.
[7] Kalina, C., & Powell, K. C. (2009). Cognitive and social constructivism: Developing tools for an effective classroom. Education, 130(2), 241-250.Retrieved 13th March 2020 at https://docdrop.org/static/drop-pdf/Powell-and-Kalina-U6g4p.pdf
Comments