top of page

Thực hành chánh niệm trong lớp học



Ở vị trí một giáo viên, thầy cô nhiều khi tưởng rằng mình đã hiểu hết tất cả những rối bời, những suy tư của tuổi vị thành niên đầy màu sắc. Nhưng nhiều lúc, ta không tránh khỏi cảm xúc bối rối khi bỗng cậu học trò vui tươi, lúc nào cũng hào hứng trả lời những câu hỏi trong lớp bỗng trở nên buồn rầu, với cái đầu lúc nào cũng gục xuống bàn.

Stress là vậy, nó đến một cách bất chợt, không cho ai thời gian để có thể kịp thời phản ứng và đối mặt với nó. Các con thêm một tuổi, là thêm những bài tập mới, những trách nhiệm mới.

Từ những việc rất nhỏ nhặt như cuộc thi STEM đang dần tới, những giấy tờ cần phải nộp, tới những cuộc cãi nhau ở nhà với ba mẹ,… tất cả những điều tưởng chừng bé nhỏ này có thể khiến các con cảm thấy căng thẳng và lo lắng ở mức độ cao hơn. Cùng với những yếu tố trên, nhiều học sinh còn phải đối mặt với ánh mắt đầy ngao ngán của thầy cô khi đến lớp mà mất tập trung, khiến các con càng mất đi động lực đến lớp.


Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe xã hội của học sinh, nhiều trường học trên thế giới đã kết hợp các hoạt động chánh niệm (từ các hoạt động thở cơ bản đến các phương pháp nâng cao như thiền/yoga) vào các tiết học bình thường.


Vậy, chánh niệm chính xác là gì, và làm thế nào để Thầy Cô và Cha Mẹ thực hành những bài tập chánh niệm này cùng với các con?

Chánh niệm được định nghĩa là những giây phút ta thật sự chú tâm vào những gì đang xảy ra bên trong và xung quanh ta, bao gồm cả cơ thể và cảm xúc.

Qua thời gian, chánh niệm sẽ giúp chúng ta điều chỉnh cảm xúc và phản ứng với thế giới theo những cách lành mạnh hơn.


Nghiên cứu tại các trường cấp 2 ở bang Massachusetts, Hoa Kỳ cho thấy những học sinh biết và thực hành chánh niệm thường xuyên thường có kết quả học tập tốt hơn, đi học chăm chỉ hơn có tỷ lệ bị đình chỉ học thấp hơn so với mặt bằng chung. Các kết quả khác của cũng chỉ ra rằng việc tham gia vào nghiên cứu này giúp học cải thiện khả năng duy trì sự chú ý và giảm self-reported stress theo thời gian. Qua những nghiên cứu kể trên, ta có thể nhận thấy rằng việc đưa những bài tập chánh niệm vào lớp học rất có lợi cho sự phát triển cá nhân của học sinh cũng như giúp thầy cô giáo giảm bớt căng thẳng thường nhật.

Thực hành Chánh niệm – dành cho học sinh

Dưới đây là một số ý tưởng từ Blog Kids Activities để kết hợp những hoạt động chánh niệm vào giờ giải lao của các con, hoặc thậm chí trong các bài học thông thường. Những hoạt động này có lẽ sẽ phù hợp hơn với những học sinh ở độ tuổi mẫu giáo và cấp 1; tuy nhiên, tôi tin rằng tất cả đều có thể học được nhiều điều từ những trải nghiệm này.


1. Thổi bong bóng

Đây là một hoạt động thú vị cho học sinh để các con dừng lại và thư giãn. Hãy để con tập trung vào việc hít thở sâu, chậm và thở ra đều đặn để có thể lấy đầy khí và khiến bong bóng bay ra khỏi miếng nhựa. Khuyến khích con tập trung vào vòng đời của bong bóng khi chúng thành hình, tách ra, vỡ tan hoặc trôi đi.


2. Chơi với bóng bay

Với mỗi học sinh, thầy cô hãy sử dụng một quả bóng bay và nhẹ nhàng cùng các con giữ bóng trôi trên không trung bằng tay của mình. Đây là một cách tốt để những học sinh có phần cá tính hơn, hiếu động hơn vẫn có thể thực hành chánh niệm mà không cần phải ngồi yên hoàn toàn. Với bài tập này, toàn bộ cơ thể và tâm trí của các con đều tập trung vào một trọng tâm duy nhất mà không phải lo nghĩ về điều gì khác.


3. Túi tò mò

Đặt một số đồ vật nhỏ có hình dạng hoặc kết cấu khó đoán vào túi. Thầy cô hãy yêu cầu từng học sinh đưa tay vào, chạm vào từng đồ vật một và mô tả món đồ mà các con đang chạm vào mà không được lấy đồ ra khỏi túi. Hoạt động này giúp kích thích sự tò mò của con trẻ và giúp con tập trung vào một giác quan duy nhất (xúc giác).


4. Sách tô màu

Sử dụng sách tô màu là một trong những cách để thầy cô có thể dễ dàng giúp trẻ thực hành chánh niệm. Ngoài ra, điều này còn giúp các con được thỏa sức tìm tòi, khám phá năng lực sáng tạo của bản thân bằng cách tạo ra những bảng màu của riêng mình. Gần như bất kỳ ai cũng có thể tô màu bên trong các đường kẻ, nhưng màu sắc mà trẻ chọn sẽ phản ánh trí tưởng tượng của chúng.


5. Thở bằng bụng

Thầy cô hãy mang đến lớp một con thú nhồi bông hoặc một túi đậu nhỏ. Để các con nằm trên sàn với túi đậu hoặc thú bông trên bụng. Thầy cô hãy hướng dẫn các con quan sát đồ vật nổi lên và chìm xuống theo chuyển động của ổ bụng khi chúng hít vào và thở ra. Trẻ em có thể trải nghiệm giá trị của việc thở có kiểm soát và quan sát cách thở của chúng dẫn đến chuyển động của đồ chơi nhồi bông.



6 views0 comments
bottom of page