top of page

Giáo dục khai phóng thất thế? (1)

Giáo dục khai phóng là mô hình giáo dục đại học được xây dựng và triển khai theo tinh thần học nhiều môn học thuộc nhiều nhóm chuyên ngành (số lượng các nhóm ngành tùy thuộc vào lựa chọn của sinh viên) - bên cạnh những môn bắt buộc - thay vì đi theo hướng chuyên môn hóa như các đại học đặc thù truyền thống.


Từ những ngày đầu lịch sử của đại học khai phóng, bên cạnh sự ủng hộ của một nhóm phụ huynh và học sinh, mô hình đại học này không ít lần đứng trước bờ vực bị "khai trừ" bởi vô vàn lý do.



Sinh viên theo học các ngành giáo dục khai phóng giảm dần trong một thời kỳ dài lịch sử


Nhắc tới cụm từ “Giáo dục khai phóng” (LAE - Liberal Arts Education), bạn nghĩ về điều gì đầu tiên?


Riêng với bản thân cụm từ này, nó đã nhận được sự hoài nghi thường trực về chất lượng do “không chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết sau ra trường”, bất kể đó là ở những năm 80 của thế kỷ XX, hay giữa 1985 đến 2010 - cách đây gần 10 năm.


Chính vì vậy, không ít ban lãnh đạo của các đại học khai phóng đành phải gật gù với nhau rằng: “Chuyển hướng của trường sang đào tạo nghề thôi” khi những con số thống kê lượng học sinh của trường năm sau lại ít hơn năm trước một chút, đều đặn. Nguyên lý cốt lõi của giáo dục khai phóng do đó mà bị lung lay.



Tăng khóa đào tạo nghề, giảm các ngành đặc thù của Giáo dục Khai phóng


Sự chuyển dịch về đường hướng hoạt động trên đã được thực hiện trên diện rộng của nước Mỹ: bất kể là trường đại học top cao hay các trường còn lại, lượng sinh viên chọn chương trình học có yếu tố đào tạo nghề (ngay trong các trường Đại học Khai phóng) đã tăng mạnh. Đơn cử là từ niên khóa 1986-1987 đến niên khóa 2007-2008 (Bảng 1).

Nguồn: Ferrall (2011)


Chú thích: Tier: phân loại các trường theo mức độ nổi tiếng, phổ biến của trường. Các trường trong Tier I gồm những trường top như Duke, Harvard, hoặc một số trường đại học khai phóng thuộc top đầu như Williams College, Swarthmore College, Amherst College, v.v. Số của Tier càng lớn thì thứ hạng (và mức độ nổi tiếng) của trường càng nhỏ. Nói vậy không có nghĩa là chất lượng giáo dục của các trường này không bằng các trường thuộc tier cao hơn.



Rõ ràng, từ năm 1986 đến 2008, nếu đặt tỷ lệ 20% số sinh viên học qua các khóa nghề là tỷ lệ chuẩn, thì hầu hết các trường đại học đều có số sinh viên hoàn tất khóa nghề tăng mạnh trong vòng 22 năm.


Vậy, sự thay đổi trên đã diễn ra như thế nào giữa các ngành học cụ thể?

Bảng 2: Thay đổi về tỉ lệ bằng cử nhân cấp cho một số ngành học chọn lọc

Nguồn: Tổng hợp theo IPEDS, National Center for Education Statistics, và Schneider & Sigelman (2018)

Từ bảng trên, có thể thấy rất rõ: trong 9 năm (2007-2016), số lượng cử nhân của các ngành đào tạo nghề được xếp từ thứ tự từ nhiều nhất đến thấp nhất có thể được tóm tắt thành:


Đào tạo nghề đặc thù (như Kinh doanh) > Khoa học Xã hội > Nhân văn (ngành đặc thù của Giáo dục Khai phóng, và có tỷ lệ phần trăm thay đổi âm).


Nhiều ngành đặc trưng bị cắt giảm đột ngột


Một câu chuyện về sự cắt giảm đột ngột các ngành đặc trưng của Giáo dục Khai phóng: trường Đại học Wisconsin, phân hiệu Stevens Point, đã vĩnh viễn bỏ 6 ngành khoa học khai phóng và nhân văn ra khỏi chương trình học của trường trong năm 2018 (sau khi vấp phải sự phản đối của sinh viên trước đề xuất cắt bỏ 13 ngành trước đó).



Trích dẫn:

Ferrall, V. (2011). Liberal arts at the brink. Cambridge, Mass.: Harvard University Press.

Schneider, M. & Sigelman, M. (2018). Saving the Liberal Arts, American Enterprise Institute.


 

Kết:

  • Số lượng sinh viên theo học các nhóm ngành đặc trưng của Giáo dục Khai phóng giảm dần.

  • Số ngành đặc trưng của cũng đang trên đà bị cắt giảm đi trong các trường, thậm chí đột ngột.

  • Số khóa nghề lại tăng đáng kể trong hơn 20 năm.

Liệu giáo dục khai phóng đang trên con đường suy tàn của chính nó?



1 view0 comments
bottom of page