top of page

7 tuyệt chiêu giúp thực hiện phương pháp “Đánh giá quá trình”


Phương pháp “Đánh giá quá trình” sẽ giúp tìm hiểu những gì học sinh biết khi các em vẫn đang trong quá trình học, tuy nhiên, việc này có thể sẽ khó. Chỉ thiết kế một bài kiểm tra phù hợp có thể mang lại lợi ích cao cho giáo viên chứ không phải học sinh bởi vì chúng ta đang sử dụng nó để tìm ra điều sẽ cần phải làm tiếp theo. Liệu chúng ta đã sẵn sàng để tiếp tục chưa? Liệu các em học sinh có cần một cách khác để tiếp cận bài học hay không? Liệu học sinh nào đã sẵn sàng để tiếp tục và học sinh nào cần một cách tiếp cận khác?


Khi nói đến việc tìm hiểu những gì học sinh thực sự biết, chúng ta phải xem xét nhiều hơn một loại thông tin. Một điểm tham chiếu duy nhất, kể cả đó là một bài kiểm tra, bài thuyết trình hay vấn đề đằng sau nó được thiết kế tốt như thế nào, cũng không đủ thông tin để giúp chúng ta lập kế hoạch cho những bước tiếp theo cho quá trình giảng dạy của các thầy cô giáo.


Thêm vào đó là việc những nhiệm vụ học tập khác nhau thường được đo lường tốt nhất theo những cách khác nhau và chúng ta có thể thấy lý do tại sao chúng ta cần nhiều công cụ cho phương pháp “Đánh giá quá trình” để chúng ta có thể triển khai nhanh chóng, liền mạch và ít rủi ro nhất. Đó là lý do tại sao điều quan trọng ở đây là phải giữ cho nó thật đơn giản: Các bài “Đánh giá quá trình” thường chỉ cần được xem qua chứ không phải cho điểm, vì mục đích chính của chúng là để các thầy cô giáo nắm được sơ bộ sự tiến bộ của từng em học sinh nói chung hoặc của cả lớp nói chung.


1. Phiếu đầu vào & Phiếu đầu ra

Những phút ngoài lề ở đầu và cuối giờ học là những cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu những gì con trẻ nhớ. Bắt đầu lớp học bằng một câu hỏi nhanh về công việc của ngày hôm trước trong khi các em học sinh đang ổn định. Các thầy cô giáo có thể hỏi những câu hỏi giúp phân loại học sinh, được viết ra trên giấy kẻ ô ly hoặc chiếu trên bảng chẳng hạn.


Phiếu đầu ra có thể thực hiện dưới nhiều hình thức, bên cạnh hình thức sử dụng bút chì và giấy nháp. Các thầy cô giáo có thể sử dụng các công cụ như Padlet hoặc Poll Everywhere hoặc nếu các thầy cô muốn kiểm tra tiến độ đạt được, duy trì nội dung hoặc chuẩn hóa bài học, ta có thể ứng dụng những một số công cụ như tính năng Câu hỏi của Google Classroom, Google Biểu mẫu với Flubaroo, và Edulastic, v.v.


Một cách nhanh chóng để giúp các thầy cô có cái nhìn toàn cảnh về lớp học nếu các thầy cô sử dụng phiếu xuất cảnh bằng giấy là hãy sắp xếp chúng thành ba chồng: Học sinh (HS) nắm được ý chính của bài; HS phần nào hiểu được bài; và HS không hiểu bài. Kích thước của từng chồng là gợi ý cho việc cần phải làm tiếp theo.


Dù là công cụ nào đi chăng nữa, chìa khóa để giữ cho học sinh tham gia vào quá trình “Đánh giá quá trình” khi chỉ mới bắt đầu hoặc gần như hoàn thành bài học chính là bộ câu hỏi. Yêu cầu học sinh viết trong một phút về thứ hay nhất mà các em đã học được trong bài. Các thầy có thể thử một số gợi ý như:

  • Ba điều em học được là gì, hai điều em vẫn tò mò và một điều em chưa hiểu?

  • Em sẽ làm mọi việc khác đi như thế nào sau ngày hôm nay, nếu em có quyền lựa chọn?

  • Điều em thấy thú vị về công việc này là ...

  • Ngay bây giờ em đang cảm thấy ...

  • Hôm nay thật khó khăn vì ...

Hoặc bỏ qua hoàn toàn các từ và yêu cầu học sinh vẽ hoặc khoanh tròn các biểu tượng cảm xúc để thể hiện đánh giá về sự hiểu biết của chính mình.


2. Câu đố & Bài thăm dò

Nếu ta muốn tìm hiểu xem học sinh của mình có thực sự biết nhiều như ta nghĩ, những bài thăm dò và câu đố được tạo bằng Socrative, Quizlet hoặc các trò chơi và công cụ tương tự trong lớp như Quizalize, Kahoot, FlipQuiz, Gimkit, Plickers và Flippity có thể giúp ta hiểu rõ hơn về mức độ hiểu biết của các em. HS trong nhiều lớp học dễ đăng nhập vào những công cụ này, vì vậy phương pháp “Đánh giá quá trình” có thể được thực hiện rất nhanh chóng. Các thầy cô giáo có thể xem phản hồi của từng em, dễ dàng xác định từng cá nhân lẫn về tổng thể các em đang cải thiện như thế nào.


Vì các thầy cô giáo có thể tự thiết kế các câu hỏi nên ta dễ xác định được mức độ phức tạp. Hãy đặt câu hỏi ở cuối bảng phân loại của Bloom và bạn sẽ hiểu sâu hơn về những sự kiện, thuật ngữ hoặc quá trình mà con trẻ ghi nhớ. Thử đặt những câu hỏi phức tạp thì bạn sẽ có được những kết luận sâu sắc hơn.


3. Que thăm

Những phương án mới cho phương pháp “Đánh giá quá trình” thường phải dễ dàng và nhanh chóng, vì vậy chúng đôi khi được xem như những là “que thăm”. Đây là một số yêu cầu mà các thầy cô giáo có thể đưa ra cho các em học sinh:

  • Viết một lá thư giải thích một ý tưởng cho một người bạn,

  • Vẽ một bản phác thảo để thể hiện một cách trực quan kiến thức mới.

  • Thực hiện mộ bài tập “Suy nghĩ-Bắt cặp-Chia sẻ” với một người khác.

Quan sát của riêng các thầy cô giáo về mỗi học sinh khi thực hiện những yêu cầu trong lớp học cũng có thể cung cấp thông tin có giá trị, nhưng chúng có thể khó có thể theo dõi. Ghi chú nhanh trên máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh là một cách tiếp cận hay. Phương thức quan sát một cách tập trung thường trang trọng hơn và có thể giúp các thầy cô giáo thu hẹp trọng tâm để ghi chú mỗi khi quan sát học sinh làm việc.


4. Phỏng vấn

Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn một chút về hiểu biết của học sinh về bài học, hãy thử phương pháp đánh giá dựa trên thảo luận. Các cuộc trò chuyện thông thường với HS trong lớp học có thể giúp các em cảm thấy thoải mái ngay cả khi ta hiểu được những gì các em biết và ta có thể thấy rằng các bài đánh giá bằng phỏng vấn kéo dài khoảng 5 phút thực sự rất hiệu quả. Năm phút cho mỗi học sinh sẽ khá mất thời gian, nhưng bạn không cần phải nói chuyện với mọi học sinh về mọi dự án hoặc bài học.


Ta cũng có thể chuyển một số công việc này cho học sinh bằng cách sử dụng quy trình phản hồi đồng nghiệp được gọi là “Phản hồi TAG” (Nói với đồng nghiệp điều gì mà họ đã làm tốt - Đặt câu hỏi - Đưa ra phản hồi tích cực). Khi bạn yêu cầu học sinh chia sẻ phản hồi mà các em có cho một HS khác, bạn sẽ có được cái nhìn sâu sắc hơn về việc học của cả hai học sinh.


Đối với những học sinh hướng nội — hoặc những bài đánh giá yêu cầu sự riêng tư hơn — hãy sử dụng Flipgrid, Explain Everything, hoặc Seesaw để yêu cầu từng học sinh ghi lại câu trả lời vào lời nhắc và chứng minh những gì các em đã học những gì.


5. Kết hợp nghệ thuật

Cân nhắc sử dụng nghệ thuật thị giác hoặc nhiếp ảnh hoặc quay phim làm công cụ đánh giá. Cho dù học sinh vẽ, tạo ảnh ghép hay điêu khắc, bạn có thể thấy rằng bài đánh giá giúp các em tổng hợp kết quả học tập của mình. Điều này giúp các em suy nghĩ xa hơn và để con trẻ diễn đạt sự hiểu biết của mình về nội dung được. Các em có thể tạo ra một điệu nhảy để diễn tả quá trình nguyên phân của tế bào hoặc kể những câu chuyện như “Rặng đồi tựa bầy voi trắng” của Ernest Hemingway để khám phá những ý nghĩa nội hàm.


6. Nhận định sai & Mắc lỗi

Đôi khi sẽ hữu ích nếu học sinh hiểu tại sao có điều gì đó không chính xác hoặc tại sao một khái niệm lại khó hiểu. Yêu cầu học sinh giải thích “điểm khó hiểu nhất” trong bài học — nơi mà mọi thứ trở nên khó hiểu hoặc đặc biệt khó khăn hoặc nơi các em vẫn chưa rõ ràng. Hoặc kiểm tra nhận thức sai của các em về một khái niệm: Trình bày cho học sinh một hiểu lầm phổ biến và yêu cầu các em áp dụng kiến ​​thức trước đó để sửa lại hiểu lầm trên cho đúng, hoặc yêu cầu các em đoán xem một câu nhận định có sai sót nào không, và sau đó thảo luận về câu trả lời của mình.


7. Tự đánh giá

Đừng quên tham khảo ý kiến của các “chuyên gia” chính là con trẻ. Thông thường, bạn có thể đưa phiếu tự đánh giá của mình cho các em HS và để các em chỉ ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.


Ta có thể sử dụng giấy ghi chú để có cái nhìn nhanh chóng về những lĩnh vực mà các con nghĩ rằng mình cần cải thiện. Yêu cầu các con chọn vấn đề khó khăn của riêng mình từ ba hoặc bốn cái mà bạn cho rằng cả lớp cần phải cải thiện và viết những thứ đó vào từng cột riêng biệt trên bảng. Yêu cầu học sinh phản hồi một số giấy ghi chú và sau đó ghi chú vào đúng cột — ta có thể phần nào nhìn thấy bức tranh toàn cảnh trong nháy mắt.


Một số mẹo tự đánh giá cho phép các thầy cô giáo thấy được HS đang nghĩ gì rất nhanh. Ví dụ: Ta có thể sử dụng cốc giấy màu xếp chồng lên nhau, cho phép trẻ gắn cờ lên trên nếu các con đã sẵn sàng (cốc màu xanh lá cây), đang gặp một số khó khăn (cốc màu vàng) hoặc thực sự bối rối và cần sự trợ giúp từ các thầy cô giáo (cốc màu đỏ).


Một số ví dụ tương tự bao gồm việc sử dụng thẻ tham gia cho các cuộc thảo luận: Mỗi học sinh có ba thẻ - “Tôi đồng ý”, “Tôi không đồng ý” và “Tôi không biết cách trả lời”- và các em phản hồi bằng ngón tay cái (thay vì giơ tay, học sinh nắm chặt tay, để ở bụng rồi giơ ngón tay cái lên khi các em sẵn sàng phát biểu). Một cách khác, học sinh có thể sử dụng sáu cử chỉ tay để âm thầm ra hiệu rằng các em đồng ý, không đồng ý, có điều gì đó cần bổ sung và hơn thế nữa. Tất cả những ví dụ này giúp cho giáo viên biết được học sinh đang nghĩ gì.


Bất kể ta có sử dụng công cụ nào, hãy dành thời gian để phản tư để đảm bảo rằng ta chỉ đang đánh giá nội dung và lạc lối mà đánh giá. Nếu một công cụ quá phức tạp, không đáng tin cậy, không thể truy cập được hoặc chiếm một lượng thời gian không tương xứng, ta có thể bỏ nó sang một bên và thử một cái gì đó khác.


Biên dịch: IEG Foundation


0 views0 comments
bottom of page