top of page

7 tuyệt chiêu giúp thực hiện phương pháp “Đánh giá quá trình”


Phương pháp “Đánh giá quá trình” sẽ giúp tìm hiểu những gì học sinh biết khi các em vẫn đang trong quá trình học, tuy nhiên, việc này có thể sẽ khó. Chỉ thiết kế một bài kiểm tra phù hợp có thể mang lại lợi ích cao cho giáo viên chứ không phải học sinh bởi vì chúng ta đang sử dụng nó để tìm ra điều sẽ cần phải làm tiếp theo. Liệu chúng ta đã sẵn sàng để tiếp tục chưa? Liệu các em học sinh có cần một cách khác để tiếp cận bài học hay không? Liệu học sinh nào đã sẵn sàng để tiếp tục và học sinh nào cần một cách tiếp cận khác?


Khi nói đến việc tìm hiểu những gì học sinh thực sự biết, chúng ta phải xem xét nhiều hơn một loại thông tin. Một điểm tham chiếu duy nhất, kể cả đó là một bài kiểm tra, bài thuyết trình hay vấn đề đằng sau nó được thiết kế tốt như thế nào, cũng không đủ thông tin để giúp chúng ta lập kế hoạch cho những bước tiếp theo cho quá trình giảng dạy của các thầy cô giáo.


Thêm vào đó là việc những nhiệm vụ học tập khác nhau thường được đo lường tốt nhất theo những cách khác nhau và chúng ta có thể thấy lý do tại sao chúng ta cần nhiều công cụ cho phương pháp “Đánh giá quá trình” để chúng ta có thể triển khai nhanh chóng, liền mạch và ít rủi ro nhất. Đó là lý do tại sao điều quan trọng ở đây là phải giữ cho nó thật đơn giản: Các bài “Đánh giá quá trình” thường chỉ cần được xem qua chứ không phải cho điểm, vì mục đích chính của chúng là để các thầy cô giáo nắm được sơ bộ sự tiến bộ của từng em học sinh nói chung hoặc của cả lớp nói chung.


1. Phiếu đầu vào & Phiếu đầu ra

Những phút ngoài lề ở đầu và cuối giờ học là những cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu những gì con trẻ nhớ. Bắt đầu lớp học bằng một câu hỏi nhanh về công việc của ngày hôm trước trong khi các em h